AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG VỚI TANG QUAY VÀ RÒNG RỌC

AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG VỚI TANG QUAY VÀ RÒNG RỌC

1. Đường kính của tang quay, puli, ròng rọc:

  • Đường kính của tang quay, puli, ròng rọc có ý nghĩa thiết thực đối với sự làm việc an toàn của cáp khi sử dụng cáp thép trong những thiết bị nâng hạ.
  • Để đảm bảo độ bền mòn của cáp và tránh cho cáp khỏi biến dạng thì đường kính của nó phải tính theo đường kính của cáp bị uốn trong đó.
  • Đường kính cho phép nhỏ nhất của ròng rọc hoặc tang cuộn cáp xác định theo công thức:


Trong đó:

         D: đường kính của tang quay hoặc ròng rọc ở chỗ cáp tiếp xúc (đo theo đáy rãnh) của thiết bị nâng hạ (mm).

         d: đường kính cáp thép (mm).

         e: hệ số phụ thuộc vào kiểu dáng của máy nâng hạ và chế độ làm việc của nó:

+ Đối với cần trục có tay cần, e = 16 ~ 25.

+ Đối với palăng điện, e = 20.

+ Đối với tời tay, e = 16.

+ Đối với tời để nâng người, e = 25.

Thể tích quấn của tang quấn cáp sẽ được xác định từ điều kiện là khi móc của cần trục ở vị trí thấp nhất thì trên tang quấn cáp còn lại không được ít hơn 1,5 vòng cáp.
2. Quy định về tang hãm:

Tất cả các máy vận chuyển và nâng hạ nhất thiết phải trang bị phanh hãm để phanh khi nâng hoặc di chuyển vật nặng.
Phanh hãm phải tốt. Đánh giá trạng  thái phanh hãm bằng hệ số hãm. Hệ số này thường lấy bằng 1,75 ; 2 và 2,5 tương ứng với số chế độ sử dụng máy nhẹ, trung bình và nặng.
Khi sử dụng tời quay nhất thiết phải có 2 phanh hãm: một phanh để giữ vật trên cao và còn phanh kia để hạ vật từ từ. Trong một số tời, sự kết hợp này có thể thực hiện được dễ dàng bằng cách sự dụng tay quay an toàn.
Palăng cần được trang bị loại thiết bị hãm có thể tự hãm và giữ vật ở độ cao bất kì khi nâng cũng như khi hạ. Thường có thể truyền động bằng trục vít, bánh vít hoặc bánh xe cóc.
Thiết bị ròng rọc phải có bu lông chằng để phòng ngừa trường hợp cáp hoặc xích bị tụt vào khe và kẹt lại trong đó.
(Nguồn: Internet)